Sốt là triệu chứng phổ biến ở trẻ sơ sinh và thường khiến cha mẹ lo lắng. Việc đo thân nhiệt chính xác và xử lý kịp thời khi trẻ sốt đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của bé. Bài viết này, Jumper sẽ hướng dẫn cha mẹ cách đo thân nhiệt cho trẻ sơ sinh và xử lý khi trẻ sốt một cách hiệu quả.

1. Sốt là gì?

Sốt là tình trạng thân nhiệt cao hơn mức bình thường, thường là do cơ thể phản ứng lại với nhiễm trùng hoặc bệnh tật. Mức nhiệt bình thường của cơ thể người dao động trong khoảng 36,5°C đến 37,5°C. Khi bị sốt, nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên đến 38°C hoặc cao hơn.

Thân nhiệt của cơ thể con người sẽ được kiểm soát bởi vùng hạ đồi của não bộ. Vùng này sẽ điều chỉnh thân nhiệt bằng cách tạo ra nhiệt giữa cơ quan như gan, cơ và mất nhiệt thông qua phổi và da con người.

Trẻ bị sốt do ảnh hưởng của thời tiết và virus
Trẻ bị sốt do ảnh hưởng của thời tiết và virus

Hiện tượng sốt sẽ xảy ra khi vùng hạ đồi làm tăng thân nhiệt đây được xem là một phản ứng của cơ thể khi có tác nhân xâm nhập như vi khuẩn, virus.

Nhiễm khuẩn được xem là một trong những nguyên nhân rất phổ biến gây ra tình trạng bị sốt. Không những vậy những bệnh lý do các loại virut cũng là tác nhân khiến cho cơ thể bị sốt. Ngoài ra một số loại vắc xin cũng gây ra tình trạng sốt tạm thời.

2. Cách đo thân nhiệt cho trẻ đơn giản, chính xác

Khi bé bị sốt, việc theo dõi nhiệt độ cơ thể một cách chính xác là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe của bé. Máy nhiệt kế điện tử Jumper JPD-FR300 là một lựa chọn tuyệt vời cho các bậc cha mẹ. Đây là thiết bị đo nhiệt độ hiện đại, sử dụng công nghệ hồng ngoại để đo nhiệt độ mà không cần tiếp xúc trực tiếp với da, giúp tránh lây nhiễm chéo và gây khó chịu cho bé.

Nhiệt kế điện tử hồng ngoại không tiếp xúc đo trán và tai Jumper JPD-FR300
Nhiệt kế điện tử hồng ngoại không tiếp xúc đo trán và tai Jumper JPD-FR300

Để sử dụng máy nhiệt kế điện tử Jumper JPD-FR300, bạn chỉ cần bật máy lên, đưa đầu dò gần trán hoặc tai của bé và nhấn nút đo. Chỉ trong vài giây, máy sẽ hiển thị kết quả chính xác trên màn hình LCD. Nhiệt kế này còn có chức năng lưu trữ kết quả đo trước đó, giúp bạn theo dõi sự biến đổi nhiệt độ của bé một cách dễ dàng.

Máy nhiệt kế điện tử Jumper JPD-FR300 nhỏ gọn, tiện lợi và dễ sử dụng, là trợ thủ đắc lực giúp các bậc phụ huynh quản lý tình trạng sốt của bé một cách hiệu quả và nhanh chóng.

Khi trẻ bị sốt việc đo nhiệt độ cơ thể là rất cần thiết để bạn có thể kiểm soát được nhiệt không tăng quá cao. Dưới đây là một số biện pháp đo tại những vị trí khác nhau cho trẻ mà bạn không nên bỏ qua như:

2.1 Đo tại hậu môn

Đo thân nhiệt ở hậu môn được xem là một phương pháp mang đến hiệu quả chính xác rất cao và thường được lựa chọn để thao tác đối với những trẻ còn nhỏ. Để thực hiện được bạn cần chuẩn bị sẵn một nhiệt kế rồi tiến hành theo các bước như sau:

  • Chuẩn bị nhiệt kế rồi sử dụng một chất bôi trơn thoa lên phần đầu của thiết bị.
  • Sau đó để cho trẻ nằm nghiêng rồi nâng một chân của bé lên.
  • Đặt phần đầu của nhiệt kế một cách cẩn thận vào hậu môn chỉ khoảng 2,5cm.
  • Đợi cho đến khi nào nhiệt kế phát ra tiếng kêu bíp bíp thì rút nhiệt kế ra và đọc kết quả trên màn hình.
Cách đo thân nhiệt cho trẻ ở hậu môn
Cách đo thân nhiệt cho trẻ ở hậu môn

Cha mẹ cần lưu ý rằng cách độ nhiệt độ tại vị trí này có thể sẽ gây cho trẻ sự khó chịu. Do đó, nếu như bé quấy khóc và không được thoải mái thì bạn nên chuyển sang sử dụng phương thức khác như đo tại tai hoặc nách.

2.2 Cách đo thân nhiệt ở miệng

Đo tại nhiệt cũng là một lựa chọn được nhiều cha mẹ sử dụng bởi đơn giản, hiệu quả cao. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý phương pháp này chỉ phù hợp đối với những trẻ trên 4 tuổi. Cụ thể cách thực hiện được diễn ra như sau:

  • Chuẩn bị sẵn một nhiệt kế điện tử.
  • Giữ cho trẻ ngồi yên và mở miệng.
  • Đặt phần đầu của nhiệt kế vào miệng sao cho không tiếp xúc với lưỡi và răng.
  • Đợi khoảng vài giây đến khi nào có tiếng kêu bíp bíp thì rút nhiệt kế ra và đọc kết quả.
Cách đo thân nhiệt cho bé bằng nhiệt kế ở miệng
Cách đo thân nhiệt cho bé bằng nhiệt kế ở miệng

Lưu ý: Đối với cách này bạn không nên để cho trẻ ăn hoặc uống bất kỳ một thứ gì trước khi đo khoảng 15 phút. Bởi thức ăn hoặc nước nóng sẽ khiến cho kết quả không chính xác.

2.3 Đo tại nách

Đo thân nhiệt ở nách là một phương pháp nhiều người thường hay sử dụng nhất. Cụ thể như sau:

  • Dùng nhiệt kế điện tử rồi vệ sinh sạch sẽ phần nách của trẻ.
  • Đặt phần đầu của nhiệt kế vào nách của trẻ.
  • Sau đó giữ cho cánh tay ép chặt với phần thân trong khoảng thời gian là 30 giây.
  • Khi có tiếng kêu phát ra thì bạn hãy lấy nhiệt kế và đọc kết quả hiển thị.

Mặc dù cách độ nhiệt độ ở nách không mang đến kết quả được chính xác tuyệt đối. Tuy nhiên nhiệt độ không chênh lệch quá nhiều do đó bạn vẫn có thể sử dụng cho trẻ nhỏ.

2.4 Cách đo thân nhiệt ở tai

Cách đo thân nhiệt ở tai cũng là một hình thức rất phổ biến giúp mang lại kết quả nhanh chóng, chính xác. Để đo được bạn hãy thực hiện theo hướng dẫn như sau:

  • Dùng nhiệt kế điện tử hoặc nhiệt kế hồng ngoại để đo nhiệt độ tại tai. Cần đảm bảo nhiệt kế sạch và còn đang sử dụng tốt.
  • Nhẹ nhàng kéo phần tai của trẻ ra sau đó đặt nhiệt kế vào ống tai của bé rồi đợi và đọc kết quả hiển thị trên màn hình.
Đo thân nhiệt cho bé ở tai bằng nhiệt kế điện tử
Đo thân nhiệt cho bé ở tai bằng nhiệt kế điện tử

Với cách đo nhiệt độ ở tai này bạn sẽ biết được kết quả rất nhanh chóng và các bước thực hiện đơn giản. Tuy nhiên cần lưu ý rằng vị trí để nhiệt kế cần đúng để không ảnh hưởng kết quả.

2.5 Cách đo thân nhiệt tại trán

Cách đo thân nhiệt cuối cùng mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc đó chính là đo ở trán của trẻ. Đây cũng là phương pháp đo rất nhanh chóng. Cụ thể cách thức thực hiện sẽ diễn ra như sau:

  • Dùng nhiệt kế hồng ngoại chuyên dụng để đo nhiệt độ ở trán của trẻ.
  • Bật thiết bị lên rồi đặt vào phần đầu của trẻ.
  • Khi đo cần đảm bảo đầu nhiệt tiếp xúc với trán đồng thời di chuyển từ vị trí trung tâm sang hai bên dọc theo hướng đã được chỉ định ở trên nhiệt kế theo đúng quy tắc.
  • Ấn nút trên nhiệt kế rồi chờ đợi và đo kết quả trong khoảng 1 – 3 giây.
  • Ghi chép lại nhiệt độ hiển thị trên màn hình.

Cách đo thân nhiệt ở tránh được xem là một phương pháp rất tiện lợi đồng thời không hề gây ra sự khó chịu cho trẻ em. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng thực hiện đúng kỹ thuật và vị trí đặt của đầu nhiệt kế có ảnh hưởng rất nhiều đến độ chính xác của kết quản.

3. Cần phải làm gì khi trẻ bị sốt?

Sau khi thực hiện cách đo thân nhiệt và phát hiện ra trẻ bị sốt cha mẹ nên thực hiện một trong số những biện pháp sau:

3.1 Dùng thuốc hạ sốt

Thuốc hạ sốt được xem là một trong những lựa chọn mà bạn cần nghĩ đến đầu với các trường hợp trẻ em bị sốt trên 38, 5 độ C đồng thời kèm theo những triệu chứng như khó ngủ, quấy khóc và bỏ ăn.

Bên cạnh đó việc sốt trên 38,5 độ sẽ có thể gây ra tình trạng co giật do đó cha mẹ cần hết sức lưu ý. Khi sử dụng thuốc hạ sốt đúng cách và kịp thời sẽ ngăn chặn được trường hợp trẻ bị co giật hiệu quả.

Một số loại thuốc được sử dụng rất hiệu quả cho việc hạ sốt ở trẻ đó chính là Ibuprofen hay Paracetamol. Loại thuốc này sẽ giúp cho trẻ hạ sốt nhanh chóng, cơ thể cảm thấy dễ chịu và thân nhiệt có thể giảm xuống được 1 – 1,5 độ C.

Cho trẻ uống Paracetamol để hạ sốt
Cho trẻ uống Paracetamol để hạ sốt

Đối với thuốc Paracetamol (Acetaminophen) bạn nên cho trẻ dùng cách khoảng 4 – 6h với liều lượng là 10 – 15mg/kg/lần. Ngoài ra đối với trường hợp thân nhiệt của trẻ vẫn sốt cao thì bạn có thể áp dụng cách hạ sốt bằng việc dùng thuốc Ibuprofen để thay thế. Lưu ý thuộc này chỉ nên dùng với trường hợp những trẻ trên 6 tháng tuổi.

Lưu ý:

  • Sử dụng cách đo thân nhiệt phù hợp với tình trạng của trẻ.
  • Hai loại thuộc trên nếu sử dụng cả hai sẽ ít an toàn hơn so với dùng một loại đơn thuần.
  • Chỉ nên dùng thuốc hạ sốt cho trẻ khi cần thiết và ngưng khi thân nhiệt trẻ đã hết sốt.
  • Không nên dùng thuốc Aspirin bởi sẽ gây ra những hội chứng rất nghiêm trọng như Reye

3.2 Chườm ấm cho trẻ

Sau khi đã thực hiện cách đo thân nhiệt và phát hiện trẻ sốt trên 38,5 độ ngoài việc dùng thuốc bạn cũng nên thực hiện các biện pháp chườm ấm cho bé để nhiệt độ hạ nhanh chóng.

Bên cạnh đó bạn cũng nên cởi bỏ quần áo để tránh tình trạng tăng nhiệt quá nhanh. Cho trẻ mặc đồ thông thoáng và cứ khoảng 15 phút chườm ấm cho bé một lần.

Lưu ý:

  • Không nên chườm cho trẻ với rượu bởi rượu có thể hấp thụ thông qua da và phổi sẽ gây anh rhuowngr nghiêm trọng đến sức khỏe của bé.
  • Tuyệt đối không được thoa chanh vào cơ thể để tránh tình trạng bị tổn thương da.
  • Không nên lau người cho trẻ bằng nước đá mà chỉ nên lau bằng nước ấm.

4. Một số vấn đề cần lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà

Ngoài việc thực hiện đúng cách đo thân nhiệt ở bên trên bạn cũng nên lưu ý một vài vấn đề như sau:

  • Khi bị sốt trẻ sẽ tăng nguy cơ mất nước do đó để giảm thiểu được tình trạng này bạn cần bổ sung nước, điện giải cho trẻ.
  • Với trường hợp trẻ không chịu uống nước thì nên tham khảo qua ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa nhi.
  • Nên chú ý bổ sung đầy đủ những loại thực phẩm dinh dưỡng cho bé. Trong ngày nên chia nhỏ các bữa ăn cho bé thành nhiều lần. Nên cho bé ăn thêm nhiều trái cây cùng rau củ để bổ sung vitamin cần thiết.
  • Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát và không nên mặc đồ quá chật, bó.
  • Khi bị sốt trẻ sẽ cảm thấy rất khó chịu mệt mỏi do đó bạn nên cho bé nghỉ ngơi nhiều. 

5. Khi nào thi nên đưa trẻ đi bệnh viện khi bị sốt?

Sốt là một hiện tượng chống lại tình trạng nhiễm khuẩn cho cơ thể. Do đó, sau khi thực hiện cách đo thân nhiệt cho trẻ và thấy bé bị sốt bạn cần theo dõi các biểu hiện đi kèm. Đa số các trường hợp này đều có thể điều trị ngay tại nhà.

Những lưu ý cho bố mẹ khi trẻ bị sốt
Những lưu ý cho bố mẹ khi trẻ bị sốt

Cụ thể dưới đây là một số biểu hiện bạn không cần phải đưa trẻ đến bệnh viện như sau:

  • Trẻ chơi đùa bình thường, tỉnh táo và không quấy khóc nhiều.
  • Da dẻ hồng hào.
  • Không bị khó thở.
  • Tay chân ấm.
  • Cơ thể không bị mất nước quá nhiều.

Tuy nhiên đối với các biểu hiện bên dưới đây bạn nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện như:

  • Trẻ khó thở, thở nhanh và rút lõm ngực.
  • Tay chân lạnh.
  • Xuất hiện co giật.
  • Sốt cao li bì không hạ nhiệt sau khi uống thuốc.
  • Sốt trên 7 ngày dù sốt không cao.
  • Sốt kèm theo phát ban.
  • Sốt cao trên 38 độ đối với những trẻ dưới 3 tháng tuổi và sốt trên 39 độ C với những bé từ 3 – 24 tháng tuổi.
  • Trẻ sốt cao tái đi tái lại và không dứt.
  • Những trẻ có bệnh nền như bị tim mạch, ung thư, hồng cầu liềm,…

6. Kết luận

Bài viết trên đây chúng tôi đã trình bày đầy đủ về cách đo thân nhiệt tại nhà đơn giản và chính xác cho bạn đọc. Bên cạnh đó bạn cũng nắm được khi nào thì nên đưa trẻ đi viện khi bị sốt. Hãy lưu ngay lại những cách đo bên trên để sử dụng khi cần thiết nhé. Ngoài ra đừng quên truy cập vào website của chúng tôi mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều thông tin mới nhất nhé!

Jumper là thương hiệu quốc tế uy tín, chuyên cung cấp các thiết bị y tế gia đình và giải pháp chăm sóc sức khỏe thông minh. Với sứ mệnh “Mang đến sức khỏe tốt nhất cho mọi nhà”, Jumper không ngừng nghiên cứu, phát triển và sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, giá cả hợp lý, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Jumper chuyên cung cấp các sản phẩm y tế gia đình, bao gồm: Máy đo huyết áp, máy đo tim thai, nhiệt kế điện tử, máy massage và nhiều sản phẩm khác

Thông tin liên hệ:

  • Website: https://jumper.com.vn/
  • Hotline: 0927999222

Đến với Jumper, quý khách hàng sẽ được đảm bảo về chất lượng sản phẩm, giá cả cạnh tranh và dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo.

Để lại một bình luận

Nội dung bài viết